Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Cách Học Từ Vựng Hiệu Quả Trong Tiếng Anh

Một vấn để mà người học tiếng Anh thường gặp phải đó là làm sao có đủ từ vựng để tự tin diễn đạt điều mình muốn nói. Họ trở nên lúng túng, thiếu tự tin khi bộc lộ suy nghĩ hay phải suy nghĩ khá lâu về từ mà họ cần nói ra. Việc bạn cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp nó liên quan đến việc bạn đã ghi nhớ từ vựng và tái sử dụng nó như thế nào. Đâu là cách học từ vựng hiệu quả trong Tiếng Anh. Hôm nay, mình xin được mạn phép chia sẻ một cách học từ vựng mà mình cho là hiệu quả nhất từ trước tới nay. Một số bạn có nêu lên các cách học như là dùng flashcard hoặc dùng cách viết đi viết lại còn mình xin giới thiệu hai cách hiệu quả hơn cho khả năng ghi nhớ từ vựng của bạn. Học tiếng Anh thông qua các vocabulary games, mình giới thiệu một số games như:

Cách thứ nhất: Tham gia trò chơi từ vựng trên các ứng dụng game tiếng Anh như trên trang của BBC hoặc mình thì đã từng là người của game Trivia nổi tiếng một thời. Trivia tiếng Anh thì chỉ xuất hiện ở Paltalk Messenger mà thôi.

Bạn cứ thử tải về miền phí Paltalk Messenger,trong chương trình này có rất nhiều mục để học tiếng Anh, luyện nói với người bản xứ, nghe họ nói tiếng Anh trong đời sống nó như thế nào chứ tiếng Anh giáo trình nó còn xa vời với cuộc sống và cách nói chuyện trong thực tế lắm. Nếu bạn muốn giỏi hãy học cách học từ thực tiễn và lấy đó làm nền tảng soi chiếu vào các cuốn sách mà bạn đã học. Các bạn có thể thấy, không đoạn văn nào chứa đựng hoàn toàn tất cả các từ mới, mà có chăng đoạn văn đó sẽ rất là kỳ quặc đó nha các bạn. Còn lý do vì sao mình sẽ giải thích kỹ hơn trong bài viết Lượng Từ Vựng Cần Thiết Cho Việc Tự Học Tiếng Anh



Mình lấy ví dụ một đoạn văn ngắn:

"The scientists go on to suggest that the health benefits equate to a reduction in the risk of cardiovascular disease, coronary heart disease, and heart attack of 1, 0.7 and 0.4 percentage points respectively over ten years. The figures are tentative though: it is hard to infer a person’s health in ten year’s time from a one-month long study."

Trong đoạn văn này các bạn sẽ đọc và gặp phải khó khăn khi giải thích nghĩa của cụm từ "cardiovascular disease" và "coronary heart disease". Ở đây các từ màu cam là những từ mà bạn phải hiểu nghĩa nó từ trước rồi thì mới có khả năng đoán nghĩa cụm từ.

Thông thường khi đọc những đoạn văn như thế này chúng ta thường đọc nhanh, đọc lướt để lấy tin và đại ý bài viết (thuật này gọi là skimming trong tiếng Anh). Nhưng để giải thích về cách "guessing the meaning in context" bạn sẽ phải hiểu ngữ cảnh. Vậy thì ngữ cảnh ở đây là gì?

- các bạn có thể đoán ra từ những từ như là: "scientists, health benefits, person's health, heart attack". Ngữ cảnh chung là viết về sức khỏe mà sức khỏe ở đây là sức khỏe tim mạch. Cho nên các bạn sẽ dễ dàng định hướng được nội dung của đoạn văn.

- các bạn nên nhớ rằng việc đọc này sẽ diễn ra trong vòng thời gian rất ngắn 30s đến 1 phút. Nếu như là mình mình sẽ đoán nghĩa như sau: đây là căn bệnh về tim, và theo như trên thì có thể liên quan đến các khả năng: bệnh suy tim, hở van tim, hay bệnh về cuống tim.

- thông thường việc đoán nghĩa là để bạn hiểu người ta đang nói về cái gì chứ không phải là nghĩa từ đó là gì. Nếu vậy thì chắc 90% trong số các bạn sẽ tra từ điển Anh-Việt mất rồi. Tức là người ta không bắt buộc bạn phải hiểu từng tý một mà nói thật ra thì một từ tiếng Anh cũng có khả năng mang nhiều nét nghĩa. Vậy nên phương pháp này là một cách thức để luyện tập chứ không phải là một định nghĩa chắc chắn.

- phương pháp này thường được áp dụng khi người ta muốn đọc nhanh để lấy thông tin. Về cách đọc Skimming vs Scanning trong tiếng Anh mình sẽ cố gắng chia sẻ một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất.

cited from: dẫn nguồn đoạn văn từ Cocoa, fruit and tea can help keep heart healthy, study says trên The Guardian

Cách hiểu vấn đề và hiểu cách học vẫn chiếm tỷ lệ 50/50 trong việc học bất kỳ môn học nào. Đó là lý do tại sao, cùng một trường, một loại bàn ghế, một thầy cô giáo mà có bạn học tốt có bạn không (không kể những bạn lười học nha). Chỉ là cách thức mà bạn đi đến nó chưa đúng mà thôi. Chúc các bạn học tiếng Anh vui vẻ.

Học Ngoại Ngữ (Tiếng Anh) Để Làm Gì?

Hẳn trong số các bạn ở đây đều là những người yêu thích học ngoại ngữ. Không biết vì lý do công việc, học tập, công tác hay là vì các muc tiêu mà bản thân đã đề ra, các bạn chọn học ngoại ngữ như là một niềm đam mê và sở thích. Đặc biệt những người có chuyên môn vững lại có thêm ngoại ngữ nữa thì quá tuyệt.

Nếu những điều mình nêu ở trên mà đúng với tâm lý của các bạn thì cho mình 1 like nha. Nhưng sinh viên chuyên ngữ (chỉ học mỗi ngoại ngữ) thì sao đây?



Ra trường làm gì? học ngành nào ra trưỡng dễ có việc làm tốt, lương cao, thưởng hậu và nhàn hạ?.
Có lẽ nhiều năm về trước học tiếng Anh ra trường cũng khá dễ xin việc, nhưng nay khác rồi, cơ chế thay đổi tiếng Anh người ta học tràn lan, giáo viên Anh ngữ cũng khá dễ mất nghề, cũng dễ hiểu nếu các bạn cứ nói tiếng Anh giỏi hết đi, các bạn cũng sẽ không bao giờ đi học tiếng Anh nữa, vậy thì hỏi trung tâm Anh ngữ lấy đâu ra học viên để mà thu tiền học phí, đúng không?.
Nói về việc sinh viên ngoại ngữ ra trường làm gì, mình xin chia sẻ kinh nghiệm xương máu của mình đây, cho tất cả các bạn đang là sinh viên, chuẩn bị đi làm, và thậm chí các bạn đã đi làm nhưng đang muốn học tiếng Anh để thăng tiến mấy điều cốt lõi như sau:

Ngoại Ngữ Như Là Một Nghề Chính Để Mưu Sinh

Nếu bạn là sinh viên chuyên ngữ ra trường trong thời buổi hiện nay, để kiếm một công việc không phải là quá khó khăn như những năm về trước khi mà nhà nước Việt Nam chưa mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn thì sinh viên ngoại ngữ ra trường đa phần là làm giáo viên.
Cho đến hôm nay, sinh viên ngoại ngữ sau khi ra trường có thể tham gia vào nhiều công việc khác nhau giới hạn trong khuôn khổ biết tiếng (Anh, Trung, Nhật, Hàn...). Ví dụ: làm thư ký, làm trợ lý, phiên dịch viên, PR,...

Đặc điểm: Nếu học mỗi tiếng Anh thôi, ra trường bạn sẽ gặp khó khăn hơn so với người học cùng một lúc hai thứ tiếng. Mình từng là sinh viên chuyên Anh,nhưng bên cạnh đó mình cũng học thêm cả tiếng Trung nữa. Vừa mới ra trường đã đi làm nên cũng thấy mệt vãi.

]Lời khuyên: bạn nên học và tự làm được nhiều thứ, đừng trông mong ở thầy cô, họ chỉ làm hết nhiệm vụ là lên lớp, họ không có liên quan gì tới việc bạn sau này sẽ làm gì. Mọi thứ là do bạn tự quyết. Nếu bạn muốn giỏi bạn nên chủ động và khám phá. Đừng để mọi thứ oho, aha và đăng status FB suốt ngày than phiền. Thế giới của bạn chỉ mình bạn mới biết chèo lái nó.

Ngoại Ngữ Như Là Một Chìa Khóa Thăng Tiến

Có không ít người nghĩ vậy, một cách suy nghĩ khá giống với phần đông số người đang ngồi học ở các trung tâm anh ngữ trên địa bàn cả nước Việt Nam. Đây cũng chính là lý do, các trung tâm anh ngữ đang phát phì còn trình độ tiếng Anh thì cứ lọ mọ (no more - nghe có giống lọ mọ không mấy bạn. lolz).

Đây là một cách nhìn khá phổ biến nhưng khá sai lầm. WWWhy?

Rất dễ hiểu được điều này qua các lý do chính đáng sau:

- Mình người Việt mà, tiếng Anh là công cụ giao tiếp trong các cuộc giao thương. Không khó lắm đâu, chỉ là Negotiate, người có duyên buôn bán vẫn luôn làm thế mà.

- Bạn đang mơ hồ về tư duy tài chính của bạn. Bạn cứ nghĩ thăng tiến là tăng lương giảm giờ làm. Cách nghĩ này là cách nghĩ của công nhân (go on strike thôi, bảo đảm tăng lương giảm giờ làm luôn - nhà đầu tư rút vốn, mời anh em tiếp tục thất nghiệp, bất kể bạn đã thành thạo tiếng Anh hay chưa).

- Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment)là một khoản đầu tư khổng lồ. Không biết đâu vì dù sao tạo công ăn việc làm cho người lao động mà thông qua nhu cầu tuyển người biết ngoại ngữ. Nhưng đầu tư nào cũng vậy chỉ là để maximize profits (thu lợi nhuận tối đa) cho nên những người học hay không tiếng Anh vẫn là cày cuốc (outsource) cho các tập đoàn nước ngoài nha.

- Thăng tiến không bằng tự tiến lên. Ôi làm sao mà bằng được. Một đàng ngồi phòng VIP, quấn quýt sếp, một đằng cày như trâu cày ruộng mới có ăn, mở mày mở mặt, bằng là bằng thế nào? Mà thôi hok biết đâu, ai thích tự tiến và pay-off thì cày nha. Tiếng Anh cũng vậy ai thích pro thì phải cày, chứ ngồi đó mà chả thăng với thiên.

Nghĩ lại bây giờ tiếng Anh nó lỗi thời (out dated hết cả roài, chắc sang năm, trung tâm Nhật Ngữ mọc lên hơn cả nấm rơm, rồi mai mốt Trung văn chắc ị luôn.) Có ai đua nổi không, Việt Nam là số một cày cuốc kiếm ăn, học ngoại ngữ  bỏ ra tiền tỷ đầu tư cho con em học ngoại ngữ mà học xong ta cứ cắm đầu đi cày là sao ta? Phải chăng là "yêu" đó, mà đó cỏ phải là "yêu" ngoại ngữ không? Mà sao vắng nó ta khó làm ăn. lolz

Vậy câu hỏi đặt ra: " Học Ngoại Ngữ Để Làm Gì?"

Câu trả lời đơn giản thôi, vẻn vẹn chỉ là “ I love to learn it on my own way", dịch nghĩa "tôi thích làm thế đó". Tôi thích được nhìn ra thế giới, nhìn về đằng trước, ngó sang bên trái, bên phải, ngoái lại đằng sau. Thấy gì? quả địa cầu. Nếu bạn làm được như vậy, học tập vì động lực đó, bạn sẽ thấy được, còn nếu mà nhìn không thấy thì nên xem lại nha.