Đã 10 năm trôi qua kể từ khi tôi cầm cuốn sách Tiếng Anh đầu tiên và Học!. Cho đến vẻn vẹn ngày cuối cùng của năm thứ hai Đại học Ngoại Ngữ, tôi mới biết mình đã sai! Nhưng không sao, vẫn còn chữa được, bệnh này chưa đủ nặng, và tôi còn lại 2 năm trên giảng đường.
Có lẽ tất cả mọi thứ sẽ không như bây giờ nếu tôi vẫn còn ì ạch theo dấu chân của những ông thầy bà cô, và tất cả cứ thế cuồng lên vì học, thi, thi học. Tôi đã quyết định dẹp bỏ cách học nhồi nhét và kém hiệu quả đó để đổi lấy nhiều đêm thức tới tận 2, 3 giờ sáng để luyện tập Tiếng Anh.
Nhìn lại 10 năm trôi qua quá nhanh và ngày nay kể cả khi hàng loạt trung tâm anh ngữ thi nhau dạy và học tiếng Anh thì tình trạng này vẫn sẽ kéo dài thêm, chỉ bởi một nguyên nhân rất sâu sắc và duy nhất " người Việt mình không thực sự ý thức được vì sao mỗi cá nhân lại cần học tiếng Anh và việc học không gắn liền với việc tự học".
Tất cả những điều mà tôi sắp nói ra ở đây có thể chỉ là sau này, khoảng mấy năm sau nữa khi bản thân những người học như các bạn đây sẽ trở thành những người sử dụng thành thạo ngoại ngữ là Tiếng Anh, do vậy các bạn lại cũng sẽ như tôi, nuối tiếc một khoảng thời gian cực kỳ dài trong cuộc đời để tìm hiểu, luyện tập và đam mê. Nhưng " sai phương pháp"! Vậy học Tiếng Anh như thế nào là phương pháp đúng? Liệu các phương pháp học trước đây mà rất nhiều người và rất nhiều trung tâm anh ngữ đang chia sẻ, truyền đạt, giảng dạy là sai?
Tất nhiên là
KHÔNG!
Mình không muốn nhắc lại các cách học mà tất cả những blogs và các bài viết ở trên rất nhiều chuyên mục về phương pháp học Tiếng Anh, thậm chí là cả những hội thảo Anh ngữ lớn này nọ. Vì tất cả những điều đó thì ai trong các bạn đều đã được biết đến bằng cách này hay cách khác, và đó là cách mà họ đang muốn bạn biết đến.
Rất dễ hiểu khi mà họ cố gắng mang đến những giá trị mới bằng việc sáng tạo ra các cách học mới cho bạn và moi người. Và điều đó là một sự khích lệ đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, mình là một cá nhân, từng học và trải nghiệm việc làm với cả hai thứ tiếng Anh và Trung, nên mình xin có ý kiến trong vấn đề này, ngắn gọn thôi, qua bài viết:
3 Phương Pháp Nhận Biết Bạn Có Đang Chọn Sai Cách Học Ngoại Ngữ
Thông qua bài viết này mình muốn chia sẻ cùng bạn, nói đúng hơn là "nắm bắt tâm lý" và giúp các bạn "hiểu tâm lý học ngoại ngữ" của các bạn. Bạn nên chú ý 5 yếu tố sau:
1. Động Lực Học Ngoại Ngữ Của Bạn Là Gì?
Một trong những sai lầm đầu tiên của người học ngoại ngữ là: Động lực chưa đủ cao để vượt qua các cột mốc (level) trong một ngoại ngữ.
Khi mình hỏi rất nhiều bạn: Vì sao bạn chọn học Tiếng Anh?
Rất nhiều bạn đã trả lời mình là muốn có một công việc ổn định. thu nhập cao, và được giao lưu tiếp xúc trong môi trường nói Tiếng Anh. Nhiều bạn khác lại trả lời là theo phong trào học chung của xã hội.
Động lực này sẽ là cái sau này vùi dập bạn trong một thế giới mà ở đó bạn sẽ nhận ra: thực ra chẳng có cái nào như cái mình đã từng tin là đúng. Rất dễ hiểu:
+ Một công việc ổn định là một công việc
THU NHẬP KHÔNG CAO
+ Giao lưu tiếp xúc không cần phải như bạn nghĩ là bạn phải làm trong môi trường nói tiếng Anh thì mới cần đến tiếng Anh.
BẠN CÓ THỂ TỰ TẠO DỰNG ĐƯỢC MÔI TRƯỜNG NÓI TIẾNG ANH CHO RIÊNG BẢN THÂN.
+ Nếu bạn được học và giáo dục ở Việt Nam, bạn phải là người nổ lực nhiều hơn nữa nếu bạn muốn hội nhập vào môi trường làm việc quốc tế.
+ Những người không tìm được cho mình một quan điểm sống thì rất khó khẳng định bạn là ai? Là một người của chính bạn hay những customs, và tất cả những gì diễn ra xung quanh bạn lựa chọn giùm?
2. Bạn Đã Xác Định Đúng Về Tư Tưởng Tự Học Ngoại Ngữ ?
Mặc dù những năm học ở giảng đường mình được dạy rất nhiều về "self-study, self-learning, e-learning, tự học". Nhưng tất cả những lý thuyết đó chỉ được vỡ òa khi mình thật sự tự học.
Bạn biết gì về Tự Học? Tự học dễ hay khó? nó phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Phần lớn sinh viên mình hiện nay chưa đúng trong cách suy nghĩ về vấn đề tự học, đặc biệt kỹ năng tự học rất cần thiết cho việc học Ngoại ngữ.
Nếu học ở trường đại học, chuyên ngành ngôn ngữ 4 năm thì thời lượng học và lượng kiến thức tiếp thu mới chỉ là 1 phần rất nhỏ (khoảng 20%) và 80% của việc thành thạo các ngôn ngữ khác nhau đều đặt hết vào khả năng tự học.
Nếu ai đó bảo không cần học và tiếp thu tri thức mà vẫn có tiền, vẫn giàu có, vẫn sống thoái mái thế thì việc gì phải học. Có lẽ nếu vậy thì sẽ không có người đi mua bằng đại học lấy hư danh?
Vậy để tự học được một ngoại ngữ bạn nên chuẩn bị những gì?
Câu trả lời là
CHUẨN BỊ TÂM LÝ, TƯ TƯỞNG
Đây là sự chuẩn bị hoàn toàn và tuyệt đối chính xác nhất. Tư tưởng và tâm lý của con người bị ảnh hưởng rất nhiều do môi trường sống và các yếu tố ngoại cảnh: như bạn bè, thầy cô, sách vở, giáo trình, truyền thống và cách thức tiến hành công việc hay một hoạt động nào đó.
Những thứ tưởng chừng rất quen thuộc này là những thứ đã dàn trải và qua năm tháng tạo nên những
NẾP NGHĨ và lưu trữ (deep data) trong bộ não của bạn.
Nếp Nghĩ là một trong những lý do khiến nhiều người Việt khó vượt qua được ngưỡng khi tiến đến nói tiếng Anh hay một ngôn ngữ nào khác thật sự lưu loát (trừ những người được học ở nước ngoài hay được sinh ra ở nước ngoài nhé).
Chắc hẳn các bạn sẽ luôn nói: " Nếu mà tôi sinh ra ở nước nói tiếng Anh thì tôi cũng nói tiếng Anh giống người bản xứ" - điều này là 99% đúng, trừ 1% người đang sống tại nước nói tiếng Anh sống trong rừng mà không tiếp xúc với bất kỳ một phong tục, văn hóa nào.
Nhưng trái lại nếu bạn nói: " Tôi mà được đi du học ở nước nói tiếng Anh thì tôi cũng sẽ nói tiếng Anh như họ" - Điều này chỉ đúng 70% thôi nha các bạn, 30% còn lại dành cho việc NẾP NGHĨ của bạn có thật sự thay đổi và tiếp thu cái tư tưởng quan điểm một cách đúng đắn!
---- Điều mà mình đã tự thử nghiệm đó chính là:
Cải Thiện Nếp Nghĩ Tích Cực Mỗi Ngày Cho Việc Học Ngoại Ngữ -----
- Đọc sách báo ngoại ngữ là cách tốt nhất nếu bạn chưa có khả năng đi du lịch đây đó
- Giao lưu với mọi người sử dụng tiếng Anh (mixed English). Về điều này nhiều bạn hỏi: Nếu từ vựng của mình không có, lại chưa nghe người ta nói bao giờ, sợ không biết nói gì, sợ không nghe được thì các bạn nên đọc lại mục số 1 bởi vì bạn vẫn chưa Tự Tạo Động Lực Cho Bản Thân.
-Nghe người ta nói nếu bạn chưa nói được. Ông bà ta luôn dạy "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe". Trong một cuộc hội thoại nếu ai cũng tranh nhau nói, mà có người nói người ta không hiểu dễ diễn biến thành một cái chợ mà chỉ vài hôm là dẹp, không làm ăn gì được!
Sau khi chuẩn bị về NẾP NGHĨ (QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG) thì các bạn sẽ rất dễ dàng tiếp thu bằng cách:
TRÁNH NHỮNG NẾP NGHĨ CỦA TIẾNG VIỆT CHEN LẪN VÀO NẾP NGHĨ TRONG TIẾNG ANH ( đây là cái mà hàng loạt bài báo, bài viết, thầy cô giảng dạy hằng ngày vẫn luôn miệng nói
THINKING IN ENGLISH! mà mình không biết mấy người kia làm được không mới là vấn đề chứ nói thì ai chẳng nói được)
HỌC TIẾNG ANH AUTHENTICALLY (Việc này bổ trợ cho các nếp nghĩ (thinking in English))
Khi nói về từ "authentic" có nghĩa là "bản xứ" hay còn một cách hiểu đó là "chính gốc" không kiểu "tam sao thất bản". Nói vậy có nghĩa là bạn không cần dùng Tiếng Việt để học tiếng Anh. Do vậy, bạn sẽ học trực tiếp bằng tiếng Anh.
Ví dụ: Bạn đọc một đề thi hoặc bất kỳ một cái gì mà dùng tiếng Việt để đọc hay giải thích nghĩa của nó trong suy nghĩ của bạn thì bạn sẽ mất thời gian và hiểu không hết hàm ý chứa đựng trong từ đó, vì mỗi ngôn ngữ sẽ không hoàn toàn có khả năng chuyển tải hết các điệu, ngữ và hàm ý của một ngôn ngữ khác.
Cho nên việc học hoàn toàn sử dụng tiếng Anh thì bạn sẽ giống như những người đang theo học các chương trình dạy học ở nước ngoài hay đang học thật sự trong môi trường đó! Điều này rất có lợi cho việc nâng cao trình độ và hiểu biết của bạn về ngôn ngữ mà bạn đang học, tri thức mà bạn nhờ có ngôn ngữ đó mới khám phá ra được, thay vì ngồi đợi chờ các phiên bản dịch từ Tiếng Anh qua tiếng Việt.
Nói tới đây mình cũng thấy buồn là vì mình có thể viết tiếng Việt, Tiếng Anh cũng viết Blog tại
VEnglish Blogger, và một số channel khác nhưng mà bảo mình dịch văn bản từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác thì mình lại thấy ngượng ngựu, không hứng thú!
3. Bạn Đã Thật Sự Tập Phản Xạ Ngôn Ngữ?
Phản xạ ngôn ngữ là phản xạ sử dụng một ngôn ngữ nào đó sinh ra trong quá trình giao tiếp giữa người nói và người nghe, giữa một sự vật, hiện tượng mang tín hiệu ngôn ngữ (audio, or visual) tương tác tới người nghe.
Định nghĩa này là tạm thời cho cách giải thích về phản xạ ngôn ngữ của mình. Bạn có thể tham khảo tại
Communication Reaction
Phản xạ ngôn ngữ cũng như các phản xạ khác là cần sự tập luyện, nếu bạn không thường xuyên luyện tập, khả năng phản xạ của bạn sẽ kém đi và do đó khả năng lưu thông của bộ não khi gửi thông tin đến vùng nhớ và hoạt động diễn ra trong khối óc của bạn sẽ giảm sút. Việc này được bộc lộ trực tiếp thông qua khả năng ghi nhớ thêm từ vựng trong Tiếng Anh, phản xạ nói nhanh hay chậm, bạn có phải suy nghĩ nhiều trước khi nói hay không.
---> Cách khắc phục là:
HÃY CỐ GẮNG TỰ TẠO DỰNG MÔI TRƯỜNG ANH NGỮ CHO RIÊNG MÌNH
+ Kết thêm bạn bè nước ngoài Skype, FB, LinkedIn,..
+ Dành thời gian nói chuyện với họ hàng ngày
+Dành thời gian đọc, tìm hiểu về chuyên ngành khác ngoài chuyên ngành của bạn (sẽ thú vị lắm đó)
+ Dành thời gian đọc tin tức nhưng phớt lờ mấy tin tức ảo và giật tít để tránh mất thời gian cũng như suy giảm tập trung
+FB là một công cụ kết nối vô cùng hiệu quả nếu bạn biết khai thác nó (Nói cho cùng là bạn phải có tư tưởng khai thông, khai thác, nắm bắt và không a dua)
Luyện tập phản xạ nhanh qua việc nghe tin tức hàng ngày bằng tiếng Anh. Ngoài các kênh như CNN, BBC, mình xin chia sẻ thêm kênh NPR News do NPR.ORG cung cấp. NPR là một trong những kênh tin tức bằng videos lẫn audio và cả Radio lớn ở Mỹ. Nếu bạn bỏ qua NPR thì thật đáng tiếc vì Radio của họ nói tiếng Anh cực kỳ hấp dẫn!